Sách Văn Học - Chữ Lại - Bãi bờ hoang lạnh
Chu Lai là một trong những nhà văn quân dội có tên tuổi trong nền văn học sau 1975. Ông đã từng một thời khoác áo lính cho nên ông rất thành công với đề tài chiến tranh. Các tác phẩm của ông đề cập nhiều vấn đề, thể hiện cuộc sống của con người, nhưng trọng tâm nhất vẫn là người lính ở cả hai gia đoạn trong và sau chiến tranh.
Ở đó có người tốt kẻ xấu; kẻ thấp hèn và còn có cả những nhân vật tha hóa - những con người không đủ bản lĩnh đối chọi với sự cám dỗ hay thực tế đời sống nên dễ dàng sa ngã... Những con người này xuất hiện và len lỏi khắp nơi, cả trong chiến tranh và cuộc sống thời bình.
Cuốn tiểu thuyế mở ra với bối cảnh là một bãi bờ ven biển heo hút thời bình, chỉ vỏn ven bốn cản chòi với ba người đàn ông độc thân sinh sống. Ba người họ mang trong mình những số phận riêng biệt, đều là những nỗi đau khổ, dằn vặn nhưng không ai có thể san sẻ cùng ai. Bãi biển đã chết, sự có mặt của ba người này càng làm cho nó quạnh quẽ giá lạnh hơn. Thế rồi một ngày, cô họa sĩ Dung - một người đàn bà đẹp từ thành phố xuống và nhập cư vào cái xóm nhỏ ven biển này.
Cô ấy là ai? Liệu giữa họ đã từng có sợi dây ràng buộc gì trong quá khứ? Cuộc sống nơi đây từng chút từng chút một thay đổi cùng với sự xuất hiện của cô... Bãi bờ hoang lạnh nhưng tình người thật ấm áp.
Có thể nói, mỗi trang văn của Chu Lai là một câu chuyện của những cái tận cùng, cố gắng hướng đến cái tận cùng, nỗi khổ niềm vui, hy vọng và tuyệt vọng, can đảm và yếu hèn, tất cả đều được nổi lên một cách đậm nét và hết sức chân thực.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc cuốn tiểu thuyết Bãi bờ hoang lạnh của nhà văn Chu Lai!
Viết bình luận